Làm nước xốt sa tế
Đầu tiên, bạn sẽ đem 100g củ tỏi, 200g củ hành tím và 200g ớt sừng đi xay nhuyễn. Lưu ý, bạn sẽ xay tỏi, hành tím và ớt riêng biệt nhé, không xay chung với nhau nè.
Sau đó, bạn bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng thì cho 50g hạt điều màu vàng. Bạn sẽ đảo đều đến khi hạt điều ra màu đỏ tươi thì tắt bếp.
Tiếp theo, bạn bắc chảo khác cùng 500ml dầu ăn lên bếp, khi dầu nóng thì cho 100g tỏi xay vào, đảo đều. Khi bạn thấy tỏi nổi lên thì bạn cho hành tím xay vào, đảo đều.
Bạn sẽ tiếp tục phi đến khi tỏi và hành chuyển sang màu vàng thì bỏ 200g ớt xay cùng ¼ muỗng cà phê muối vào, đảo đều.
Thành phẩm
Sau 5 phút, bạn sẽ lọc hỗn hợp màu dầu điều cho vào chảo ớt và bỏ xác điều đi. Cuối cùng, bạn đảo đều tầm 1 – 2 phút là hoàn thành rồi.
Trước tiên, bạn lột vỏ tỏi, gừng rồi rửa sạch với nước, xong để ráo. Sau đó, tiến hành băm nhuyễn gừng, tỏi và ớt bạn cũng băm nhuyễn. Tiếp theo, trộn đều hỗn hợp 3 nguyên liệu băm nhuyễn để chung vào chén sạch.
Lá chanh rửa sạch rồi thái lát mỏng như sợi chỉ rồi để riêng.
Bạn bắt nồi nhỏ lên bếp, cho 1 muỗng canh nước sôi để nguội, 3 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng café đường vào rồi khuấy đều. Lúc này, bạn chú ý để lửa nhỏ và đun sôi cho đến khi đường trong hỗn hợp tan hết thì tắt bếp và để nguội.
Cho hỗn hợp ớt, tỏi, gừng băm nhuyễn cùng 1 muỗng canh nước chanh và sả bằm vào phần làm nước mắm để nguội, rồi trộn đều lên. Cuối cùng, bạn cho lá chanh thái nhỏ vào nước chấm khuấy đều lên.
Vây là bạn đã hoàn thành xong phần nước mắm chấm ốc rồi đấy. Nếu bạn muốn ăn cay thì tăng thêm lượng ớt lên nhé. Tùy vào vị của nước chấm mà bạn có thể linh hoạt làm tăng giảm lượng nước thêm vào sao cho hợp khẩu vị nhất là được
Đầu tiên, bạn lột vỏ tỏi, gừng rồi rửa sạch với nước, xong để ráo. Sau đó, tiến hành băm nhuyễn gừng, tỏi và ớt bạn cũng băm nhuyễn. Tuy nhiên, để tiết ra nhiều tinh dầu và đạt sự hòa quyện thì bạn cho 3 nguyên liệu này cùng giã chung với nhau trong cối chày.
Bước 2: làm nước mắm
Bạn cho 1 muỗng café đường, 3 muỗng café nước sôi để nguội rồi khuấy tan lên. Tiếp theo, cho 3 muỗng cafe nước mắm cùng 1 muỗng café nước chanh vào rồi đánh đánh đều hỗn hợp.
Bước 3: pha nước chấm
Cho hỗn hợp ớt, tỏi, gừng băm nhuyễn vào phần làm nước mắm rồi trộn đều lên. Tuy nhiên, để nước chấm gừng ngon nhất thì bạn phải đảm bảo theo đúng tỉ lên công thức trên. Nếu muốn tăng hay giảm lượng nước sôi thì bạn cũng phải tăng giảm nước mắm và nước chanh. Như vậy mới giữ được sự thơm ngon của nước mắm.
Vậy là bạn đã thực hiện xong nước chấm gừng của món gỏi vịt thơm ngon. Nước chấm có vị cay của ớt, vị ngọt của đường cùng vị nồng chua của gừng chanh, hòa quyện tạo ra một hương vị thơm ngon đúng điệu chỉ dành riêng cho món gỏi vịt.
> Riêng đối với sa tế, bạn có thể mua 1 trong 3 sản phẩm dưới đây để đảm bảo món ăn được thơm ngon:
Vậy là bạn đã hoàn thành pha nước chấm thơm ngon cho món lẩu để chiêu đãi gia đinh rồi nhé.
Ớt bỏ cuống rửa sạch rồi chẻ đôi, bỏ hết lại, thái thành những lát mỏng rồi băm nhuyễn. Tỏi lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
Chanh đem rửa sơ qua nước sạch, để có thể chiết lượng nước cốt nhiều bạn lấy chanh lăn qua lăn lại, cắt đôi quả chanh vắt lấy nước đem bỏ hạt.
Cho 4 muỗng nước mắm, 1 muỗng giấm hoa quả, 3 muỗng nước sôi để nguội, 2 muỗng nước cốt chanh và 2 muỗng đường vào chén sạch lớn. Khuấy đều tay để đường tan hết trong hỗn hợp. Sau đó, cho phần ớt, tỏi băm nhuyễn vào rồi trộn đều lên.
Với 2 bước đơn giản trên bạn đã hoàn thành xong nước chấm bánh cuốn với đầy đủ hương vị mặn, ngọt, chua, cay. Tuy nhiên, tùy vào khẩu vị của từng vùng miền, để hợp khẩu vị thì bạn có thể tăng giảm độ mặn ngọt của nước chấm pha.
Cách thực hiện
Tỏi lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, bỏ cuống rồi băm nhỏ.
Cho 4 muỗng nước mắm, 150ml nước sôi để nguội, 1 muỗng đường cùng 2 muỗng giấm vào khuấy đều. Tiếp theo, cho hỗn hợp này vào nồi bắt lên đun sôi cho đến khi nước lăn tăn thì tắt bếp. Trong lúc này, tùy theo khẩu vị mà bạn nêm nếm lại cho hợp, vì mỗi loại nước mắm đều có độ mặn khác nhau.
Sau đó, bạn cho phần hỗn hợp tỏi, ớt đã băm nhuyễn vào nước chấm, rồi trộn đều lên cho hỗn hợp hòa quyện lại với nhau.
Vậy là bạn đã thực hiện xong món nước chấm bánh bèo thơm ngon rồi nhé.
Bước 1: sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn lột vỏ tỏi, gừng rồi rửa sạch với nước, xong để ráo. Sau đó, tiến hành băm nhuyễn gừng, tỏi và ớt bạn cũng băm nhuyễn. Tuy nhiên, để tiết ra nhiều tinh dầu và đạt sự hòa quyện thì bạn cho 3 nguyên liệu này cùng giã chung với nhau trong cối chày.
Bước 2: làm nước chấm
Đầu tiên, chuẩn bị một chén nhỏ, cho 2 muỗng nước sôi để nguội, 3 muỗng nước mắm, 1 muỗng chanh vào khuấy đều. Tiếp tục, cho 1 muỗng đường và ¼ muỗng bột ngọt vào rồi đánh tan phần hỗn hợp này lên.
Sau đó, bạn tiến hành cho tỏi, ớt, gừng đã giã nhuyễn vào chén. Rồi trộn đều hỗn hợp lên. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể tăng độ ngọt mặn nhé.
Nguyên liệu làm mắm bún đậu mắm tôm
Vậy là bạn đã biết cách như thế nào để thực hiện nước chấm mắm tôm dành cho bún đậu mẹt để cảm nhận hương vị đặc sản của miền Bắc.
Tôm đât: rửa sạch, lấy lớp vỏ rồi rửa sạch với nước. Bắt 1 nồi lên bếp, cho 6 muỗng nước lọc cùng lớp vỏ ngoài đun sôi. Khoảng 3 phút, bạn tắt bếp rồi lấy phần nước cốt ra chén.
Chanh cắt đôi, vắt lấy nước cốt, bỏ hạt. Ớt thì rửa sạch, bỏ cuống cắt từng lát mỏng. Để riêng từng loại ra đĩa
Cho 3 muỗng nước mắm, 2 muỗng nước lọc, 4 muỗng đường, nước cốt chanh cùng nước luộc tôm vào, rồi khuấy cho hỗn hợp tan đều vào nhau. Sau đó, bạn cho phần ớt đã cắt mỏng vào, rồi trộn đều lên. Lúc này, bạn đã có hỗn hợp nước chấm món bánh bột lọc hoàn chỉnh.
Tỏi lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Ớt bỏ cuống rửa sạch, cắt làm đôi bỏ phần hạt, rồi băm nhỏ. Chanh cắt đôi, vắt lấy nước cốt, bỏ hạt.
Mắm nêm là nước chấm quen thuộc của người miền Trung. Đây là loại nước mắm tạo nên hương vị đặc biệt cho món bánh tráng cuốn thịt heo. Với vị ngọt của thịt cùng hòa quyện với vị chua của thơm dứa đã tạo nên một mùi vị khó quên cho người thưởng thức.
Nguyên liệu làm mắm nêm
Tỏi, hành tím lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Ớt bỏ cuống rửa sạch, cắt làm đôi bỏ phần hạt, rồi băm nhỏ.
Thơm cắt từng miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
Bắt chảo lên bếp, cho 1 ít dầu ăn vào làm nóng chảo, cho hành tím vào phi thơm cho đến khi có màu vàng cháy. Tiếp theo, cho phần mắm nêm vào cùng 1 ít nước sôi để nguội, xong cho phần thơm xay những vào trộn đều lên. Khi hỗn hợp sôi, bạn tắt bếp, cho ½ muỗng đường, 1 muỗng chanh cùng tỏi ớt vào khuấy đều lên.
Đối với người ăn chay, ngoài n tương, chao thì nước mắm chay cũng là loại nước chấm quen thuộc. Có rất nhiều nguyên liệu để làm nước mắm chay như lá dứa, nấm, muối…trong đó nước mắm chay làm từ đậu nành được nhiều người yêu thích hơn hẳn. Chỉ với nguyên liệu dễ tìm là đậu nành lại có những dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe, nên được nhiều bà nội trợ tin tưởng.
Cách làm nước chấm chay này rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
Đầu tiên, đậu nành mua về rửa sạch, ngăm từ 6-8 tiếng để vỏ bóc ra. Lúc ngâm, bạn chú ý là vỏ bóc ra thì để ráo nước, không nên ngâm quá lâu vì hạt đậu sẽ làm, lúc làm nước mắm sẽ cho màu không đẹp.
Tiếp theo, cho đậu vào nồi, lấy lá chuối đậy lên rồi ủ trong 2 ngày cho đến khi có đậu lên men, có mùi đậm nồng. Cho phần nước đậu nành cùng 2.5kg muối hột vào nấu sôi, xong để nguội rồi đổ vào chờ đậu chín.
Hết 2 ngày, tiếp tục đổ đậu vào phần nuối muối quậy đều, phơi ngoài nắng, đống kín nắp. Sau khoảng 2 tháng, thì phần hỗn hợp ngâm này lên men tạo ra nước mắm thơm ngon hấp dẫn. Nếu để càng lâu thì nước mắm sẽ càng thơm hơn.
Khi sử dụng món ăn chấm kèm, bạn có thể cho phần tỏi ớt vào rồi trộn đều lên để hỗn hợp được hòa quyện rồi thưởng thức.
Nước mắm me có vị ngọt ngọt, chua chua rất thích hợp cho những món ăn hải sản , gà luộc hoặc khi ăn cùng với bún mắm đều được.
Nguyên liệu làm mắm me
Me: bạn có thể sử dụng me trái hoặc me vắt đều được. Nếu là me trái, bạn rửa me qua nước sạch, sử dụng một chén nhỏ, cho phần nước nóng vào rồi cho me vào. Sau đó, bạn dùng một chiếc muỗng để dằm me, tách bỏ hạt lấy phần me và nước me.
Tỏi lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Còn ớt bạn bỏ cuống rửa sạch rồi cắt nhỏ.
Bước 2: làm nước pha
Dùng chảo nhỏ, cho 1 ít dầu ăn, cho phần tỏi vào thi thơm, tiếp tục cho phần nước me vào đun sôi. Nếm nếm gia vị cho thêm đường, nước mắm, ót đã cắt nhỏ, khuấy đều hỗn hợp lên. Khi nước me sôi thì giảm lửa nhỏ xuống, tiếp tục nhanh tay khuấy đều cho hỗn hợp nước me sánh mịn thì tắt bếp.
Chỉ với những bước đơn giản, không cầu kì phức tạp bạn đã cho ra một chén mắm me thơm ngon, đúng điệu rồi đấy.
Tùy vào mỗi vùng miền có cách chế biến bánh xèo khác nhau nên nước chấm đi kèm cũng khác nhau. Nhưng chung quy nước chấm bánh xèo đều có màu sắc hài hòa, có đủ vị mặn ngọt chua cay. Nếu người miền Tây thích nước mắm pha có vị ngọt ít cay thì miền Trung lại thích vị mặn và cay.
Đầu tiên, ớt bỏ cuống, rửa sạch rồi cắt dọc bỏ phần hạt, băm nhuyễn ớt. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Cà rốt gọt vỏ ngoài, rửa sạch rồi bào sợi, xong ngâm trong nước muối khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước.
Sử dụng tô sạch, cho ½ chén nước mắm, ½ chén nước sôi để nguội cùng 5 muỗng đường vào rồi khuấy đều cho đến khi đường tan. Tiếp tục cho phần ớt tỏi băm nhuyễn vào hỗn hợp trộn đều lên là được. Tuy nhiên, tùy vào khẩu vị từng người mà bạn có thể tăng giảm lượng nước sôi sao cho hợp vị là được.
Xoài chua thơm ngon chỉ đúng vị khi chấm cùng với mắm ruốc cay cay. Nếu là một người thích ăn vặt thì bạn không thể bỏ qua cách làm nước chấm này nhé.
Nguyên liệu làm mắm chấm xoài
Với nước nắm chua ngọt này bạn có thể sử dụng cho hầu hết tất cả món ăn từ luộc, gỏi, cuốn…
Nguyên liệu làm mắm chua ngọt
Tỏi lột vỏ, rửa sạch rồi thái nhuyễn. Ớt làm tương tự, bỏ phần cuống rửa sạch rồi băm nhỏ. Chanh bạn bắt vắt lấy nước cốt, chú ý bỏ hạt ra để khi làm nước chấm không bị đắng.
Sử dụng tô sạch, cho 70g nước mắm, 100g nước dừa cùng 100g đường vào khuấy đều cho đến khi đường tan. Tiếp tục cho 50g nước cốt chanh vào hỗn hộp trộn đều tay. Sau đó, bạn cho phần tỏi, ớt băm nhuyễn vào đảo đều để tất cả nguyên liệu hòa quyện với nhau là được
Phở cuốn là nét ẩm thực của người dân Hà Nội. Phở cuốn thơm ngon phải đi kèm với nước chấm ngon. Dưới đây là cách làm nước chấm dậy mùi hương vị đặc trưng mà bạn không thể bỏ qua.
Tỏi lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Tỏi băm thật nhỏ thì khi làm nước chấm mới có độ hấp dẫn nhất định. Chanh cắt đôi, vắt lấy nước bỏ hạt.
Ớt bỏ cuống, rửa sạch. Dùng dao cắt đôi trái ớt loại bỏ phần hạt bên trong. Tiếp tục bắm nhuyễn ót. Chú ý khi làm xong thì phải rửa sạch lại, không để ớt dính vào tay nếu chạm lên da sẽ gây cay hoặc bỏng rát.
Dùng 1 chén nhỏ, hòa tan 1 muỗng đường cùng 3 muỗng nước sôi để nguội. Tiếp tục cho 5 muỗng nước mắm vào khuấy đều lên cho đến khi tan hết đường. Cho phần nước cốt chanh, 1 muỗng giấm vào hỗn hợp rồi trộn đều. Sau đó, bạn tiến hành cho ớt và tỏi băm nhuyễn vào rồi quấy đều lên, để tất cả nguyên liệu trộn lẫn với nhau.
Cá cơm mua về rửa sạch cho trôi đi vết bẩn rồi để ráo. Những cá chết, vật thể lạ thì loại bỏ ra để lúc làm muối mắm cá sẽ có vị ngon nhất định. Rửa cá xong, bạn tiến hành chia cá theo từng phần bằng nhau rồi tiến hành đem phơi cho cá khô.
Sử dụng chậu lớn, cho phần cá cơm phơi khô vào, xong thì cho muối vào theo tỉ lệ 3:1. Trộn đều hai nguyên liệu với nhau, rồi đậy kín nắp chậu. Sau 1 tháng muối mắm, thì cá lên men là bạn có thể sử dụng được. Để nước mắm cái ngon hơn thì bạn muối thêm 2-3 tháng nữa rồi mới dùng.
Mắm cái là loại chấm thơm ngon của người miền Trung. Mắm muối đạt yêu cầu khi cá không bị nát, màu cá hòng nhạt, có mùi thơm hấp dẫn. Vào thời tiết se lạnh, hay những bữa ăn chấm rau sống thịt luôc thì nước chấm này đưa cơm rất nhiều.
4,5 muỗng canh nước mắm
5 muỗng canh đường
1 muỗng canh gừng băm nhuyễn
2 muỗng cà phê tỏi băm
1 muỗng canh nước lọc
1-2 muỗng cà phê nước cốt chanh
Hòa tan lần lượt đường + nước + nước mắm. Sau đó cho các nguyên liệu còn lại vào và trộn đều.
1 thìa nước mắm ngon
1 thìa giấm ngon
1 thìa đường
3 thìa nước lọc
Tỏi, ớt, gừng, thì là
Tỏi, ớt, gừng, rau thì là băm nhỏ. Pha nước mắm, dấm, đường, nước, điều chỉnh vị vừa ăn rồi mới cho tỏi, ớt, gừng, thì là vào.
So với nước chấm nem, nước chấm cá luộc mặn hơn vì cá hấp và luộc vị nhạt nên cần nước chấm đậm, cũng có thể dùng vị chua của chanh để nước chấm thơm tự nhiên. Loại nước chấm này có thể phù hợp để chấm các loại gỏi cá cuốn nướng.
1 thìa bột năng
5 đến 6 tép tỏi
5 củ hành ta
1/2 chén nước lọc
2 thìa bột ngọt
2 thìa muối
1/2 thìa tương xay
1/2 chén dầu ăn
1 quả chanh.
Bước 1:Bắc chảo nóng, đổ dầu ăn vào, dầu nóng, cho hết số tỏi, củ hành ta giã nhuyễn phi cho thơm. Sau đó, cho bát nước đã khuấy vào để sôi 2-3 phút, chế nước bột năng từ từ và quấy liền tay (1 tay chế, 1 tay quấy) thấy nước hơi sệt sệt thì bỏ xuống.
Bước 2:Cho hết bột ngọt, nước chanh, tiêu và nêm nếm cho vừa ăn.
Lẩu hải sản:Để chấm hải sản gồm có những nguyên liệu sau: nửa thìa gia vị, 1/4 thìa bột ngọt, 1/4 thìa muối trắng, mù tạt xanh, một chút hạt tiêu bột, chanh tươi, ớt tươi.
Lẩu bò và thập cẩm:Bốn thìa xì dầu, nửa thìa đường, 1/4 thìa bột ngọt, tỏi ớt thái lát, hạt tiêu. Nếu không muốn vị tỏi quá nổi làm át mùi thơm của món ăn, tỏi chỉ nên thái lát thay vì băm nhỏ.
Lẩu gà hoặc lẩu chua cay:Hai thìa nước mắm, nửa thìa đường, 1/4 thìa sa tế, ớt tươi, tỏi thái lát, 1/2 quả chanh vắt lấy nước.
Nguyên liệu
Cách làm
2 muỗng muối ớt xanh pha sẵn : nước cốt 2 trái tắc : nước cốt 1 trái chanh (nhớ lược bỏ hạt cho khỏi đắng) : 2 muỗng sữa đặc khuấy đều. Cắt lá chanh nhuyễn bỏ vào, thêm ớt tuỳ thích khuấy đều.
Bạn cũng có thể từ làm muối ớt xanh tại nhà theo cách sau:
Nguyên liệu
Cách làm
Cho ớt xanh, ngò rí, tiêu, muối, tỏi vào máy xay sinh tố, xay thật kĩ. Cuối cùng cho nước cốt chanh, mù tạt vào lần nữa. Xay lại cho đều rồi đổ ra.